Bài khấn xin dọn bàn thờ cuối năm sẽ được Nội Thất Việt Úc gửi đến bạn ngay trong bài viết sau đây. Đừng bỏ lỡ bạn nhé.
Văn khấn dọn bàn thờ cũng là một trong những điều quan trọng cần chuẩn bị khi thực hiện lễ cúng khi dọn bàn thờ. Vậy bạn đã biết đến mẫu văn này hay chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Nội Thất Việt Úc tham khảo nội dung được chia sẻ sau đây nhé.
Lễ vật cần chuẩn bị khi cúng bao sái bàn thờ

Những lễ vật cần chuẩn bị đầy đủ để thực hiện lễ cúng xin phép thần linh, ông bài tổ tiên trước khi lau dọn bàn thờ vào dịp cuối năm như sau:
- 1 đĩa xôi;
- 1 miếng thịt đã luộc chín;
- 1 đĩa trái cây;
- 1 ấm trà và 5 ly trà nhỏ;
- 3 ly rượu;
- 1 chén nước sôi để nguội;
- 3 lễ tiền vàng;
- 2 lọ hoa tươi.
Các loại nước dùng để bao sái bàn thờ

Một số loại nước chuyên dùng để vệ sinh bàn thờ, lau bài vị, tượng thờ và các đồ dùng cúng khác như sau:
- Nước ấm;
- Nước ngũ vị hương tẩy uế;
- Rượu gừng.
Bài khấn xin dọn bàn thờ cuối năm

Mẫu bài khấn lau dọn bàn thờ cuối năm như sau:
“Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật,
Con xin kính lạy chư Phật 10 phương.
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:…
Ngụ tại:…
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ…….tại………
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp, con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ………chấp thuận.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!”
Lưu ý khi khấn dọn bàn thờ cuối năm cần thành tâm, giọng đọc nhẹ nhàng, mạch lạc để được thần linh chứng giám. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bài khấn này để làm văn khấn lau dọn bàn thờ thổ công vào ngày 23 tháng Chạp.
Hướng dẫn cách cúng dọn bàn thờ
Quy trình thực hiện lau dọn bàn thờ dịp cuối năm đúng chuẩn như sau:
Bước 1: Chuẩn bị lễ cúng xin phép
Việc cần làm đầu tiên là cúng xin phép thần linh, ông bà tổ tiên cho phép được lau dọn bàn thờ, không tự ý thực hiện để tránh phạm phải đại kỵ. Lễ vật cúng gồm có:
- Mâm hoa quả;
- Rượu gừng;
- Khăn lau mới chưa sử dụng.
Bước 2: Cúng lễ xin phép
Sau khi chuẩn bị lễ đầy đủ thì gia chủ ăn mạch sạch sẽ, chỉnh tề thực hiện thắp nhang và đọc bài khấn để xin thần linh, ông bà tổ tiên cho phép thực hiện bao sái bàn thờ.
Bước 3: Thực hiện vệ sinh
Tiếp theo, khi nhang đã quá nửa tuần thì bạn sẽ thực hiện lau dọn bàn thờ. Cụ thể như sau:
- Hạ những đồ dùng cần lau chùi từ bàn thờ xuống bàn trống hoặc tấm trải, lưu ý không đặt trên đất mà đặt trên vị trí cao hơn mặt đất và bát hương không được di chuyển;
- Dùng khăn mới, chưa sử dụng thấm vào rượu gừng hoặc nước đã chuẩn bị, vắt ráo và lau chùi bề mặt các đồ cúng, lưu ý không lau chùi đồ cúng làm từ đồng với cồn và rượu mà có thể dùng xi bóng để thay thế;
- Sau đó sẽ dùng khăn mới đã chuẩn bị để lau lau khô lại từng món đồ cúng và đặt riêng ở vị trí khác để phân biệt với đồ dùng chưa được lau;
- Rút bỏ bớt phần chân nhang ở bát hương, dùng thìa để thay phần cát và tro trong bát hương;
- Thay hoa trong bình nếu đã héo úa;
- Thay nước và rượu cúng, sau đó vệ sinh tách hoặc chén đựng sạch sẽ;
- Cuối cùng, đặt các đồ dùng đã vệ sinh về đúng vị trí như ban đầu.
Bước 4: Khấn xin thỉnh các Ngài về
Sau đó, bạn sẽ thắp hương báo cáo hoàn thành việc lau dọn bàn thờ và thỉnh các vị thần linh, ông bà tổ tiên về lại nơi thờ cúng.
Những điều kiêng kỵ khi bao sái bàn thờ
Tổng hợp những điều kiêng kỵ mà bạn cần lưu ý để tránh mắc phải trong quá trình lau dọn bàn thờ cuối năm, tránh gây ảnh hưởng không tốt đến vận hạn của gia chủ. Cụ thể như sau:
- Thực hiện đầy đủ các lễ cúng xin phép trước khi bao sái bàn thờ để tránh mạo phạm đến thần linh;
- Lau dọn từ phía trên xuống dưới, không được thực hiện ngược lại hoặc lau bất kỳ vị trí nào;
- Trên bàn thờ tuyệt đối không di chuyển bài vị và bát hương, nếu lỡ thì phải tạ tội và đặt về vị trí cũ;
- Khăn và chổi quét phải dùng đồ mới, không dùng lại vật đã qua sử dụng;
- Tro và cát trong bát hương không được đổ ngay một lần và chỉ nên dùng thìa xúc để tránh phạm phải tội đổ tài lộc, làm ảnh hưởng đến tài vận của gia chủ;
- Lựa chọn ngày bao sái bàn thờ phù hợp, tốt nhất là chọn ngày cuối năm để tránh rơi vào ngày hung.
Qua những thông tin vừa chia sẻ, chắc hẳn rằng bạn đã biết được bài cúng dọn bàn thờ cuối năm cũng như biết cách lau dọn bàn thờ đúng cách. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích thì hãy cùng Nội Thất Việt Úc chia sẻ rộng rãi hơn nhé.