Những điều cần biết về bao sái bàn thờ hợp PHONG THỦY

Bao sái bàn thờ là gì? Khi thực hiện có cần xin phép hay không? Những thắc mắc của bạn sẽ được Nội Thất Việt Úc giải đáp ngay trong bài viết sau đây. Cùng tham khảo ngay bạn nhé.

Sau một thời gian thờ cúng thì bàn thờ sẽ xuất hiện bụi bẩn, tàn nhang hoặc do một số nguyên nhân khách quan khác. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự linh thiêng nơi thờ tự, do vậy bạn cần thực hiện bao sái bàn thờ. Vậy bạn có hiểu cách bao sái bàn thờ như thế nào hay không? Nếu không thì hãy cùng Nội Thất Việt Úc tìm hiểu chi tiết qua nội dung được chia sẻ sau đây.

Bao sái bàn thờ là gì?

Bao sái bàn thờ là gì?
Bao sái bàn thờ là gì?

Bao sái bàn thờ là việc vệ sinh bát hương định kỳ, rút tỉa bớt chân hương sau một thời gian thờ cúng trước khi bị đầy và làm sạch những bụi bẩn nơi thờ cúng. Lễ báo sái bàn thờ thường được thực hiện vào dịp cuối năm, thường là ngày 23 tháng Chạp hoặc ngày cuối tháng của năm. Ngoài ra, vào thời gian này nhiều người bắt đầu chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa để đón năm mới nên việc bao sái bàn thờ cũng phần nào thể hiện tinh thần nhớ ơn, bày tỏ lòng kính trọng đối với bậc thần linh.

Bao sái bàn thờ ngày nào tốt?

Nhiều người cho rằng bao sái bàn thờ có thể thực hiện bất cứ thời điểm nào vào cuối năm đều được. Nhưng thật sự không phải ngày nào bạn cũng có thể vệ sinh bàn thờ mà cần lựa chọn thời gian thích hợp, tránh những ngày đại kỵ để không gặp phải vận hạn hoặc điều xui rủi. Ngày rút tỉa chân nhang thường được lựa chọn là ngày 23 tháng Chạp hằng năm, là ngày đưa ông Công ông Táo về trời và sau 12h trưa, tránh khoảng thời gian từ 12 – 13 giờ. Ngoài ra, ngày lành thích hợp để bao sái bàn thờ năm 2022 là:

  • Ngày 24 tháng Chạp;
  • Ngày 28 tháng Chạp;
  • Ngày 29 tháng Chạp.

Những ngày này được xem xét và tính toán kỹ lưỡng, là ngày tốt lành có thể tiến hành bao sái bàn thờ hoặc một số việc trọng đại, dễ đạt được kết quả như ý. 

Bài văn khấn bao sái bàn thờ

Văn khấn bao sái bàn thờ được sử dụng rộng rãi hiện nay như sau:

“Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Tín chủ con là:… 

Ngụ tại:…

Hôm nay ngày….. tháng…… năm tín chủ con tự xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án có chút bụi bẩn, có chút chưa được tịnh tịnh, xanh yên .

Tín chủ xin kính cáo với các chư Vị……, chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ.

Mong các vị tạm ẩn tạm lánh, độ cho cho con lau dọn được khang trang mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ. Cho cung tài không động, cung lộc không hao.

Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.”

Các loại nước dùng để bao sái bàn thờ

Những loại nước dùng để vệ sinh bàn thờ và các vật dụng khác bao gồm:

  • Nước ấm;
  • Nước ngũ vị hương tẩy uế;
  • Rượu gừng.

Hướng dẫn bao sái ban thờ đúng cách

Hướng dẫn bao sái ban thờ đúng cách
Hướng dẫn bao sái ban thờ đúng cách

Các bước thực hiện bao sái bàn thờ đúng cách như sau:

Bước 1: Chuẩn bị

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị những lễ cúng gồm:

  • Đĩa cúng hoa quả;
  • Rượu gừng;
  • Khăn lau sạch chuyên để lau bàn thờ.

Bước 2: Cúng lễ xin phép

Trước khi lau dọn bàn thờ thì bạn cần thắp hương để khấn xin thần linh và tổ tiên chấp thuận. Chi tiết về lời khấn được thể hiện rõ trong các bài văn khấn bao sái bàn thờ nên bạn có thể tham khảo.

Bước 3: Thực hiện vệ sinh

Bạn sẽ tiến hành báo sái bàn thờ theo từng vị trí khi nén hương thắp khấn xin đã tàn hết, cụ thể như sau:

  • Đầu tiên hạ những đồ dùng cần lau chùi xuống, tuy nhiên không được xê dịch bát hương;
  • Sau đó dùng khăn mới, sạch sẽ thấm rượu gừng, lau chùi bề mặt các đồ cúng;
  • Tiếp dên dùng khăn mới, khô và sạch sẽ để lau khô lại từng món;
  • Rút tỉa phần chân hương ở bát hương;
  • Cuối cùng, đặt các đồ dùng đã vệ sinh về lại vị tri như ban đầu

Bước 4: Khấn xin thỉnh các Ngài về 

Cuối cùng, bạn cần thắp hương sau đó khấn xin thỉnh các Ngài về, báo cáo rõ việc bao sái bàn thờ đã hoàn tất.

Những điều kiêng kỵ khi bao sái bàn thờ

Những điều kiêng kỵ khi bao sái bàn thờ
Những điều kiêng kỵ khi bao sái bàn thờ

Tổng hợp một số điều kiêng kỵ mà bạn cần tránh khi thực hiện bao sái bàn thờ để tránh gặp phải vận hạn như sau:

  • Trước khi bao sái cần tiến hành lễ xin phép, tránh mạo phạm đến thần linh;
  • Bát hương không được dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu, bạn chỉ nên dùng khăn lau ở mặt trước sau đó mới đến những vị trí khác;
  • Chỉ nên dùng khăn sạch, thấm nước sau đó lau bài vị;
  • Dùng thìa lấy tro và cát trong bát hương, vệ sinh sạch sẽ sau đó đổ đầy lại như bình thường;
  • Trong quá trình bao sái bàn thờ đều phải dùng khăn sạch, đối với bài vị và bát hương thì cần chuẩn bị khăn sạch riêng, không dùng khăn hoặc giẻ lau bẩn;
  • Chú ý vệ sinh bài vị theo cấp bậc từ trên xuống, tránh mạo phạm Thần Phật;
  • Lựa chọn ngày bao sái bàn thờ phù hợp, tránh chọn những ngày đại kỵ vì sẽ không mang đến may mắn.

Qua những thông tin vừa chia sẻ, hy vọng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc cũng như hiểu rõ hơn về lễ bao sái bàn thờ được thực hiện hằng năm trong mọi gia đình. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích thì hãy cùng Nội Thất Việt Úc chia sẻ rộng rãi hơn bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.