Có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên? Nên lau dọn bàn thờ ngày tết trước hay sau ngày 23? Lau bàn thờ bằng nước gì? Tất tần tật mọi thắc mắc của bạn sẽ được Nội Thất Việt Úc giải đáp chi tiết ngay trong bài viết sau đây. Cùng tham khảo ngay bạn nhé.
Việc lau dọn bàn thờ sạch sẽ khi thờ cúng cũng được xem là một trong những hành động thể hiện sự tôn thờ đối với bậc thần linh, tổ tiên. Nhưng khi lau dọn bàn thờ có cần chọn ngày hay không? Nên lau dọn bàn thờ khi nào? Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này, hãy cùng Nội Thất Việt Úc tham khảo ngay những thông tin được chia sẻ ngay sau đây để có lời giải đáp chi tiết nhất bạn nhé.
Có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên hay không?

Bàn thờ là nơi thờ cúng linh thiêng nên lúc nào cũng cần đảm bảo sạch sẽ, không có nhiều bụi bẩn hoặc bày bừa đồ dùng. Chính vì thế, ở nhiều gia đình thì việc dọn dẹp bàn thờ được thực hiện rất thường xuyên. Liệu rằng lau dọn bàn thờ hàng ngày có thật sự tốt hay không?
Theo nhiều chuyên gia phong thuỷ thì việc lau dọn bàn thờ thường xuyên không phải là cách làm tốt. Thay vào đó, bạn chỉ nên dọn bàn thờ định kỳ khoảng 2 – 3 tháng lần và không cần thực hiện lễ cúng bài bản mà chỉ cần thắp nhang xin phép là được.
Lau dọn bàn thờ bằng nước gì?

Các loại nước được dùng để lau dọn bàn thờ bao gồm:
- Nước rượu pha gừng: giúp làm sạch mọi vết bẩn nhanh chóng cứng đầu, gột sạch những bụi bẩn, giúp xua đuổi tà ma, vận khí xấu;
- Nước rượu pha tỏi: làm sạch mọi vết bẩn, giúp xua đuổi âm khí, mang đến những điều tốt lành dành cho gia chủ;
- Nước ấm: đây là giải pháp thay thế cho những loại nước trên, nước ấm sẽ hỗ trợ lau chùi đồ dùng nhanh chóng và làm sạch những vết bẩn bám trên bát hương hoặc một số vị trí khác.
Lau dọn bàn thờ cúng ông công ông táo trước hay sau ngày 23?

Việc lau dọn bàn thờ vào thời điểm nào cho phù hợp cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm. Bởi lẽ, nếu chọn nhầm ngày đại hung sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng không tốt đến gia chủ. Vậy nên lau dọn bàn thờ cúng ông công ông táo trước hay sau ngày 23?
Nếu xét theo quan niệm về phong thuỷ, mọi thời điểm bạn đều có thể dọn bàn thờ mà không cần chờ đến ngày 23 tháng Chạp. Bởi lẽ, việc giữ gìn nơi thờ cúng sạch sẽ là điều rất quan trọng. Do đó, định kỳ khoảng 2 – 3 tháng thì bạn nên lau dọn bàn thờ một lần.
Nếu xét theo quan niệm về tập tục truyền thống, thời điểm lau dọn bàn thờ tốt nhất là sau khi đưa ông táo về trời. Lúc này, những vị thần linh không còn trú ngụ tại nơi thờ cúng nên khi thắp nhang xin phép thì bạn có thể thoải mái lau dọn mà không sợ phạm phải điều cấm kỵ hoặc mạo phạm thần linh.
Ngoài ra, theo quan niệm xưa thì thời gian tốt nhất để lau dọn bàn thờ ngày tết chính là từ sau ngày 23 cho đến trước ngày 30. Bởi lẽ, sau ngày 23 thần linh phải về trời bẩm báo những việc đã xảy ra trong năm và trở lại đón tết cùng gia đình vào ngày mùng một tết.
Hướng dẫn cách lau dọn bàn thờ
Nội Thất Việt Úc hướng dẫn các bước chi tiết thực hiện lau bàn thờ đúng cách, cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị mâm cúng
Đầu tiên việc cần làm là chuẩn bị lễ cúng xin phép thần linh, ông bà tổ tiên để thực hiện bao sái bàn thờ vào dịp cuối năm. Gia chủ thực hiện lễ phải tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo dài, chỉnh tề, lịch sự.
Sau khi thắp nhang và khấn xin cụ thể việc cần làm, đợi đến nhang cháy hơn nửa tuần thì bạn bắt đầu thực hiện lau dọn bàn thờ. Trong quá trình dọn dẹp phải thể hiện sự thành tâm, không cáu gắt hoặc có thái độ lớn tiếng.
Bước 2: Chuẩn bị đồ dùng để lau chùi
Những đồ dùng lau dọn cần thiết gồm có chổi quét, khăn lau, nước dùng để lau chùi và tấm khăn trải rộng để bạn phân biệt được vị trí và thứ tự của những đồ dùng chưa được lau dọn.
Bước 3: Thực hiện lau bàn thờ
Bạn sẽ thực hiện lau bàn thờ hướng từ trên xuống để không mạo phạm thần linh. Tốt nhất nên dùng khăn mềm, ít bám lông và lực vừa đủ để lau nhằm tránh tình trạng làm tróc lớp sơn hoặc ảnh hưởng chung đến tính thẩm mỹ của đồ cúng.
Lưu ý khi vệ sinh không được dùng cồn hoặc rượu để lau những món đồ làm từ đồng, nếu không sẽ gây r tình trạng oxy hoá và làm ảnh hưởng nghiêm trọc đến chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của các đồ dùng này.
Ngoài ra, bát hương không được xê dịch trong quá trình dọn dẹp, nếu bạn muốn thay cát thì nên dùng thìa xúc, không đổ một lần trực tiếp từ bát hương. Bạn nên thay mới hoa, tỉa chân nhang và thay cả phần nước cúng.
Bước 4: Thắp nhang báo xong việc và thỉnh thần linh về
Cuối cùng, khi đã đặt tất cả đồ dùng về đúng vị trí thì bạn chỉ cần thắp nhang thỉnh các thần về lại là hoàn tất.
Với những thông tin vừa chia sẻ, hy vọng đã giúp bạn biết cách lau dọn bàn thờ đúng cách cũng như tránh phạm phải những điều kiêng kỵ khi thực hiện. Nếu bạn thấy những thông tin này hữu ích thì hãy cùng Nội Thất Việt Úc chia sẻ rộng rãi hơn để mọi người cùng biết đến bạn nhé!