Có nên thay bàn thờ mới? Thay bàn thờ kiêng kỵ những gì?

Có nên thay bàn thờ mới hay không? Thủ tục thực hiện ra sao? Để biết đáp án cho câu hỏi này thì hãy cùng Nội Thất Việt Úc theo dõi bài viết sau đây.

Thờ cúng tổ tiên là một trong những phong tục đặc trưng của nước ta từ xưa đến nay. Do đó việc lựa chọn những đồ cúng rất được xem trọng và rất ít thay đổi. Chính vì thế, thay bàn thờ mới được xem là một trong những việc quan trọng gây ra nhiều ảnh hưởng nếu không thực hiện đúng các thủ tục cần thiết.

Nếu bạn có nhu cầu thay bàn thờ mới và tìm hiểu chi tiết về các thủ tục, hãy cùng Nội Thất Việt Úc tham khảo ngay nội dung được chia sẻ sau đây.

Có nên thay bàn thờ mới hay không?

Có nên thay bàn thờ mới hay không?
Có nên thay bàn thờ mới hay không?

Bàn thờ là nơi thờ cúng thần linh, tổ tiên, ông bà nên rất kiêng kỵ trong việc thay đổi. Bởi lẽ, khi thay mới nếu không thực hiện đầy đủ các thủ tục có thể mạo phạm thần linh hoặc ảnh hưởng đến tài lộc của gia chủ.

Tuy nhiên, sau một thời gian dài sử dụng, nếu chất liệu làm bàn thờ không được xử lý tốt sẽ gặp phải tình trạng mối mọt tấn công, gây ảnh hưởng đến chất lượng và độ vững chắc của bàn thờ. Khi ấy, bạn cần thay bàn thờ gia tiên mới để thể hiện sự tôn trọng và giữ gìn tôn nghiêm nơi thờ cúng. 

Ngoài ra, nếu trước đó không lựa chọn kỹ lưỡng thì kích thước bàn thờ không hợp phong thuỷ cũng là một trong những lý do nên thay bàn thờ mới.

Thay bàn thờ mới phải làm những gì?

Thay bàn thờ mới phải làm những gì?
Thay bàn thờ mới phải làm những gì?

Những việc quan trọng bạn cần làm khi thay bàn thờ mới như sau:

  • Chọn ngày đẹp để thực hiện lễ chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới;
  • Chuẩn bị đầy đủ các đồ lễ cần thiết;
  • Chuẩn bị văn khấn xin thay bàn thờ;
  • Thực hiện cúng lễ;
  • Hoá vàng mã;
  • Thay bàn thờ gia tiên mới.

Thủ tục thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ

Thủ tục thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ
Thủ tục thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ

Thủ tục chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới sẽ được thực hiện như sau:

Chuẩn bị lễ cúng

Những lễ cúng cần thiết bao gồm:

  • Mâm trái cây;
  • Lọ hoa tươi;
  • Nhang và đèn cúng;
  • Bộ vàng mã cúng chuyển bàn thờ;
  • Bộ tam sanh (gồm thịt luộc, tôm luộc, trứng luộc);
  • Gà luộc hoặc thịt quay (nếu có);
  • Đĩa xôi hoặc cháo;
  • Rượu, trà;
  • Trầu cau.

Cúng lễ và thực hiện chuyển bàn thờ

Các bước cúng lễ xin chuyển bàn thờ như sau:

  • Bước 1: Bày mâm cúng đã chuẩn bị đầy đủ những lễ vật trước đó;
  • Bước 2: Thắp nhang và thành tâm đọc văn khấn;
  • Bước 3: Hoá tiền vàng;
  • Bước 4: Khi nhang tàn thì tiến hành dọn các đồ cúng từ bàn thờ cũ xuống, lau bụi bằng khăn mới sau đó chuyển đồ đến bàn thờ mới;
  • Bước 5: Bày biện bàn thờ gia tiên mới với đầy đủ các đồ cúng như trước đây;
  • Bước 6: Thực hiện lễ nhập trạch để mời thần linh, tổ tiên về an vị tại bàn thờ mới.

Lưu ý:  Sau khi thực hiện đầy đủ các thủ tục thay bàn thờ mới thì cần thắp nhang liên tục đủ 7 ngày để các vị thần linh, tổ tiên quen thuộc với nhà mới.

Cách chọn ngày tốt thay bàn thờ mới

Việc thay bàn thờ mới được xem là một trong những vấn đề rất quan trọng khi thờ cúng, do đó việc chọn ngày là vô cùng cần thiết.  Khi đã chọn được ngày tốt thì gia chủ cần thực hiện lễ báo thay đổi nhà cho thần linh sau đó mới được đổi.

  • Cách chọn ngày thay bàn thờ mới gia tiên: lựa chọn ngày và giờ tốt, phù hợp với bản mệnh của gia chủ;
  • Cách chọn ngày thay bàn thờ ông địa: thường là ngày 1 hoặc ngày rằm hàng tháng (tính theo âm lịch).

Cách xử lý bàn thờ cũ chuẩn phong thuỷ

Sau một thời gian sử dụng hoặc do nguyên nhân khách quan nào đó mà bàn thờ cũ không còn phù hợp để dùng nữa và gia chủ sẽ thay bàn thờ mới. Chính lúc này, bạn cần quan tâm đến cách xử lý bàn thờ cũ sao cho đúng, tránh phạm phải điều kiêng kỵ, gây ảnh hưởng không tốt. 

Theo quan niệm xưa, vạn vật được sinh ra từ đất nên cuối cùng sẽ được trở về với đất mẹ. Do đó, cách xử lý bàn thờ cũ tốt nhất là:

  • Đố bàn thờ cũ và sẽ dùng phần tro để chôn xuống đất hoặc rải xuống sông;
  • Tháo nhỏ bàn thờ và chôn các bộ phận xuống đất, đối với những vật còn có thể tái sử dụng thì bạn nên dùng tiếp mà không nên bỏ đi hoặc có thể lựa chọn cách quyên góp cho các chùa để được đúc lại thành các vật thờ cúng.

Qua những thông tin vừa được chia sẻ trong bài viết trên, hy vọng đã phần nào giúp bạn hiểu rõ những việc cần làm khi thay bàn thờ mới để tránh phạm phải đại kỵ hoặc gây ảnh hưởng đến phong thuỷ. Hãy theo dõi Nội Thất Việt Úc để kịp thời cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.